So sánh bài viết IELTS với bài assignment ở đại học

0
230

Đã có một bạn gửi đến câu hỏi rằng liêụ rằng có sự khác biệt giữa văn phong của kì thi IELTS với cách viết bài assingment trên các trường đại học.

Xin hãy đặc biệt lưu ý rằng có sự khác biệt rất lớn và dưới đây sẽ là 4 sự khác biệt:

1.Ý tưởng của bạn vs nghiên cứu

-Có một điều dễ hiểu rằng trong khi làm bài thi IELTS writing bạn sẽ dùng dữ kiện hay ý tưởng của chính bản thân tự nghĩ ra. Trong khi đó một bài viết đại học không như vậy bạn phải dựa trên những công trình nghiên cứu khoa học thậm chí những thí nghiệm.

2.Quan điểm của bạn và đại từ nhân xưng

-Trong bài viết IELTS các bạn dễ dàng bắt gặp câu hỏi như “to extent do you agree or disagree”  vì vậy bạn sẽ đưa ra quan điểm của bạn nhưng ở đại học bài assignment được trả lời dựa vào những nghiên cứu khoa học.

-Chính vì lí do kể trên mà các giảng viên ở trường đại học tránh dùng các đại từ nhân xưng như (I, we, you, my). Nhưng kì thi IELTS này hoàn toàn nằm ở khía cạnh hoàn toàn khác. Nếu bạn được yêu cầu nêu quan điểm có nhân hãy cứ trả lời như “I support this idea”, “from my perspective” “In my oppinion” ” From my viewpoint”,…..

3.Độ dài

-Một bài viết IELTS yêu cầu thí sinh viết khoảng 150- 250 từ đối với từng task và một bài assignment sẽ không ngắn như vậy mà tùy thuộc và yêu cầu mỗi bài tập.

4.Ngôn ngữ và môn học

-Chúng ta nên nhớ rằng kì thi IELTS là kì thi kiểm tra về ngôn ngữ chính vì vậy những vị giám khảo sẽ tập trung vào các yếu tố như cách bạn sử dụng Tiếng Anh, câu phức, từ vựng, các Collocation.

-Các giảng viên ở đại học không chú ý tới các câu phức hoặc nhưng từ không phổ biến mà bạn viết trong bài mà họ tập trung hơn vào việc bạn hiểu bài giảng này bao nhiêu?, độ thuần thục của bạn trong môn học này như thế nào? và liệu rằng khả năng của bạn có đủ tốt để thực hiện nghiên cứu và thí nghiệm? Đó mới là điều họ thực sự quan tâm.

5. Điểm giống nhau

-Điểm giống nhau giữa một bài IELTS và bài tập ở đại học sẽ là các câu và đoạn thì cần sự logic móc nối với nhau, các ý chính cần có sự mạch lạc và chặt chẽ.

-Và điều cuối cùng nhưng chưa phải kết thúc, tránh sử dụng từ ngữ thiếu trang trọng ví dụ như “dont”, “can’t”,….

Nếu bạn còn điều gì bổ sung hãy bình luận ngay dưới bài viết nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here