Bạn đang chuẩn bị bước vào kỳ thi kiểm tra năng lực ngôn ngữ – IELTS và bạn lo lắng nhất là phần thi IELTS Speaking? Dưới đây là sáu bí quyết sẽ giúp bạn chinh phục giám khảo và đạt được điểm cao trong bài thi của mình. Hãy cùng tìm hiểu sáu bí quyết đó là gì nhé!
1. Giữ bình tĩnh
Bạn càng lo lắng và không thoải mái thì sẽ càng khó khăn hơn trong việc làm sao để nói trôi chảy và duy trì sự gắn kết giữa các ý trong bài thi IELTS Speaking. Bạn sẽ cảm thấy quá sức khi phải sử dụng một loạt các từ vựng và cấu trúc ngữ pháp một cách chính xác để thể hiện được ý muốn nói. Bí quyết dành cho bạn khắc phục tình trạng này là hãy học cách kiểm soát được tâm trí của mình. Hãy tự nhủ “tôi có thể làm được điều này”.
Bạn hãy ghi nhớ rằng giám khảo là những người đang giúp bạn và công việc của họ là làm cho bạn cảm thấy thoải mái. Cấu trúc bài thi cũng được thiết kế để khuyến khích điều này, như bạn thấy, đầu tiên bạn sẽ được hỏi những câu hỏi đơn giản về những chủ đề quen thuộc liên quan đến gia đình hoặc ngôi nhà của bạn.
Vị giám khảo có thể hành xử hơi cứng nhắc một chút, nhưng đó là do đặc tính của bài thi IELTS và thực tế là người giám khảo đang tập trung vào việc điều hành phần thi, đọc câu hỏi và đưa ra các hướng dẫn – họ làm tất cả những điều đó trong khi đang đánh giá và cho điểm phần thi của bạn! Không có gì đáng ngạc nhiên khi họ trông có vẻ hơi căng thẳng vì đó thật sự là một công việc khó khăn. Do đó, hãy cảm thấy nhẹ nhõm vì những gì bạn cần phải làm chỉ là trả lời những câu hỏi thôi.
Trong phần cuối của bài thi, giám khảo sẽ tham gia vào đoạn hội thoại nhiều hơn khi thảo luận về các chủ đề ít quen thuộc và trừu tượng hơn. Một lần nữa, hãy thư giãn, mỉm cười và cố gắng hết sức để nói chuyện với giám khảo như thể bạn đang có một cuộc hội thoại thật thú vị và hấp dẫn.
2. Biết trước những gì sẽ xảy ra
Đây có phải là lần đầu tiên bạn thi IELTS? Vậy bạn có biết bài thi Speaking có cấu trúc như thế nào không? Có một thực tế rằng: ngay cả những người đã thi nhiều lần cũng không biết về cấu trúc bài thi IELTS và cách giám khảo chấm điểm thí sinh. Đây thật là một sai lầm lớn!.
Bạn hãy bắt đầu tìm hiểu chi tiết cấu trúc bài thi IELTS vì chỉ khi bạn biết cách làm bài thì một nửa chiến thắng mới thực sự nằm trong tay bạn. Một khi bạn biết những gì giám khảo mong đợi ở thí sinh, bạn sẽ có thể trả lời các câu hỏi nhanh hơn và dễ dàng hơn. Dưới đây là một số câu hỏi đơn giản mà bạn thực sự nên biết đáp án trước khi thi:
- Một phần thi Nói thường kéo dài bao lâu?
- Nó gồm bao nhiêu phần?
- Mỗi phần bao gồm những gì?
- Những khía cạnh ngôn ngữ nào sẽ được đánh giá?
- Ai chấm điểm phần thi của bạn? Giám khảo hay một ai khác?
Nếu bạn không thể trả lời tất cả các câu hỏi này, hãy đọc thông tin về định dạng bài thi từ trang web của Hội đồng Anh – TakeIELTS để tìm thông tin chính xác.
3. Trả lời đúng trọng tâm
Khi bắt đầu bài thi, bạn chỉ cần cung cấp những thông tin cần thiết thay vì mở rộng câu trả lời quá nhiều. Ngay cả khi bạn được hỏi về những chủ đề cơ bản như: nhà cửa, công việc, trường học, v.v… hãy chỉ trả lời những điều có liên quan và tránh lan man về mọi thứ bạn nghĩ ra trong đầu. Các thí sinh thường lạc đề do đi chệch ra khỏi vấn đề đang bàn vì vậy bạn hãy tránh điều này. Bạn cũng có thể suy nghĩ về việc sắp xếp một câu trả lời theo hướng dưới đây:
Câu hỏi mẫu: What type of weather do you enjoy most? (Bạn thích loại thời tiết nào nhất?)
Phần mở đầu
|
Hmm. It’s hard to say because I like all seasons but..
(Điều này thật khó nói vì tôi thích tất cả các mùa, nhưng…) |
Trả lời |
I would say summer would have to be my all-time favorite
(Tôi sẽ nói rằng mùa hè luôn là thời gian yêu thích của tôi) |
Lý do/ ví dụ |
You know, summer is just great. There are so many things to do outside, you can be near the water, yes.. if it’s too hot, it’s better to hang out at the beach. I really love the beach and watersports like surfing…
(Bạn biết đấy, mùa hè thật tuyệt vời. Có rất nhiều thứ để làm ngoài trời, bạn có thể ở gần mặt nước, nếu trời quá nóng, thì tốt hơn hết là đi chơi ở bãi biển. Tôi thực sự yêu biển và các môn thể thao dưới nước như lướt sóng…) |
Kết luận |
So, yeah, if I had to choose one, it would be summer for sure.
(Vì thế, nếu tôi buộc phải chọn, đó chắc chắn sẽ là mùa hè.) |
Tất nhiên là bạn cũng cần phải trung thực, nhưng hãy cố gắng để trả lời câu hỏi. Đừng từ chối hoặc “từ bỏ” trả lời câu hỏi. Ví dụ:
Thay vì nói | Hãy thử nói |
I don’t know, I can’t answer that question (tôi không biết, tôi không thể trả lời câu hỏi này).
|
Hmm, that’s a tricky question. Let me think about that… yeah, I guess I would say that… (Đó là một câu hỏi khó. Để tôi nghĩ một chút xem nào… chà, tôi nghĩ tôi sẽ nói..) |
Sau đó hãy làm hết sức mình để trả lời câu hỏi! Các cụm từ trên rất hữu ích để bạn có thêm thời gian suy nghĩ và có thể giúp bạn thoát khỏi bế tắc. Việc sử dụng các cụm từ này cũng cho thấy khả năng xử lý của bạn khi phải đối mặt với một câu hỏi khó.
4. Hãy nhớ rằng giám khảo sẽ không tán gẫu với bạn
Điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng những gì các giám khảo hỏi bạn đều là từ một tập đề thi đã được chuẩn bị chu đáo, cho nên họ sẽ rất ít khi nói về những điều không liên quan bài thi. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến một số vấn đề nho nhỏ khác trong lúc thi.
Ví dụ, thí sinh gặp vấn đề khó hiểu phát sinh liên quan đến chủ đề “home”, họ không biết liệu họ nên nói về đất nước của họ hay là nơi họ đang sống (điều này thường xảy ra cho những người thi IELTS đang ở nước ngoài).
Nếu bạn không hiểu điều gì đó, hãy lịch sự đề nghị giám khảo lặp lại câu hỏi một lần nữa. Tránh hỏi quá nhiều vì việc của bạn là trả lời các câu hỏi và thể hiện cho giám khảo thấy bạn có thể làm nói được những gì bằng tiếng Anh. Thay vì cố gắng làm rõ vấn đề về “home” với giám khảo, bạn chỉ cần cho biết bạn muốn nói về “ngôi nhà” nào và sử dụng ngôn ngữ phù hợp để làm điều đó.
Thay vì nói | Hãy nói |
“Should I talk about my home country or Boston?” (Tôi nên nói về quê hương của tôi hay là về Boston?)
=> Nó thật sự không quan trọng bạn nói về nơi nào, điều quan trọng ở đây là bạn giải quyết câu hỏi và thể hiện bản thân một cách mạch lạc. |
Well, I’d like to talk about Boston, because I’m really starting to feel like this is my second home hoặc Well, I’m only here in Boston for a short time, so I’ll talk about my hometown in [country]..
(Tôi sẽ nói về Boston bởi vì tôi bắt đầu cảm thấy đây giống như là ngôi nhà thứ hai của mình hoặc Tôi mới chỉ ở Boston một thời gian ngắn, vì thế tôi sẽ nói về quê hương mình ở [tên đất nước]) |
5. Học thói quen trả lời câu hỏi “tại sao?”
Nếu bạn đã từng tham dự bài thi IELTS trước đó, bạn có thể sẽ nhận ra rằng giám khảo sẽ phản hồi lại những câu trả lời đơn giản bằng cách hỏi “tại sao?”. Đó là vì họ cần bạn nói nhiều hơn để họ có thể đánh giá một cách chính xác trình độ của bạn. Tuy nhiên, nếu như vị giám khảo cảm thấy họ phải “dỗ dành” cho bạn nói bằng cách hỏi “tại sao?” quá nhiều lần, bạn có thể sẽ bị trừ điểm vì sự thiếu trôi chảy, lưu loát.
Theo thang chấm điểm phần thi Speaking trong IELTS, để đạt được điểm 6.0 thí sinh phải “sẵn sàng nói những câu dài”. Thậm chí điểm 5.0 cũng dành cho một người “thường xuyên duy trì một câu trả lời đủ dài”. Vì thế, việc bạn đưa ra một câu trả lời ngắn chỉ có từ một đến hai từ sẽ không có hiệu quả, nhất là những câu trả lời ngắn yêu cầu giám khảo phải hỏi lại bạn hết lần này đến lần khác. Tất cả những điều này không hề thể hiện được khả năng ngôn ngữ của bạn một chút nào. Mặt khác, đừng quá sợ hãi nếu như vị giám khảo hỏi bạn “tại sao” một vài lần vì đó chỉ là công việc của họ để khiến cho bạn tiếp tục nói tiếng Anh mà thôi.
Ví dụ:
Câu trả lời chấp nhận được:
–
Giám khảo: What’s your favorite color? (Màu sắc yêu thích của bạn là gì?)
–
Thí sinh: Blue. I think. (Tôi nghĩ là xanh da trời)
–
Giám khảo: Why? (Vì sao?)
–
Thí sinh: I don’t know. I just like it. (Tôi không biết, tôi chỉ thích thôi)
Câu trả lời tốt hơn:
–
Giám khảo: What’s your favorite blue? (Màu sắc yêu thích của bạn là gì?)
–
Thí sinh: Blue, I think. Yeah, blue because it reminds me of the ocean and the sky. I feel calm when I see the color blue. I also like to wear blue- it looks good on me.
(Tôi nghĩ là màu xanh da trời. Đúng vậy, đó là màu xanh vì nó giúp tôi nhớ đến biển và bầu trời. Tôi cảm thấy khá bình yên khi nhìn thấy màu xanh da trời. Tôi cũng rất thích mặc đồ màu xanh- nó trông khá hợp với tôi.)
6. Trả lời các cụm từ chính một cách đầy chiến lược
Nếu bạn đã quen thuộc với cấu trúc bài thi Nói trong IELTS và các kiểu câu hỏi, bạn có thể bắt đầu lên kế hoạch. Hãy nghĩ về những thứ bạn có thể nói trong nhiều trường hợp khác nhau khi nó phát sinh trong bài thi.
Ví dụ, phần đầu tiên giám khảo sẽ hỏi bạn về những thứ như: gia đình, nhà cửa, công việc hoặc quãng đời học sinh của bạn. Đó là khoảng thời gian tuyệt vời để thể hiện khả năng của bạn trong việc sử dụng thì hiện tại hoàn thành.
–
Chủ đề Home: I’ve lived in my apartment for 2 years (Tôi đã sống ở căn hộ này được 2 năm rồi)
–
Chủ đề Family: We’ve been married for only six months (Chúng tôi mới cưới được 6 tháng)
–
Chủ đề work: I’ve been an engineer for 14 years (Tôi đã làm kỹ sư được 14 năm rồi)
–
Chủ đề học sinh: I’ve been studying English for 5 years (Tôi đã học tiếng Anh được 5 năm)
Sau khi hỏi một vài câu hỏi cá nhân, giám khảo sẽ chuyển sang những câu hỏi khái quát hơn. Tuy nhiên, bạn có thể dính phải một vài câu hỏi ngẫu nhiên về hoàng hôn, thú cưng hoặc cây cối. Nếu bạn không chắc về những gì cần nói, hãy sử dụng một câu kiểu “Hmm, that’s an interesting question..” (Hmm, đó là một câu hỏi thú vị) để có thêm thời gian suy nghĩ. Dưới đây là một vài nhóm câu hữu ích có thể giúp bạn trong khi thi:
Để thể hiện quan điểm ở một khía cạnh khác:
–
In my opinion, I believe that.. (Theo quan điểm của tôi, tôi tin là…)
–
To me, … However,… (Với tôi… Tuy nhiên,…)
–
On the other hand,.. (Mặt khác,…)
–
Having said that,… (Người ta nói là…)
Nếu bạn không nghe/ không hiểu điều gì đó:
–
Excuse me, could you say that again? (Xin lỗi, ngài có thể nhắc lại không?)
–
Can you repeat the question, please? (Ngài có thể lặp lại câu hỏi không?)
Nếu bạn không hiểu một từ:
–
What does… mean? (Từ.. có nghĩa là gì?)
–
I’m sorry. I’m not familiar with… What does it mean? (Tôi xin lỗi, tôi không biết từ.. nó có nghĩa là gì?)
Khi đối mặt với một câu hỏi khó/lạ:
–
Hmm, that’s an interesting question… I’d say.. (Hmm, đó là một câu hỏi thú vị.. Tôi sẽ nói..)
–
Hmm, I haven’t thought about it before, but I would say.. (Hmm, tôi chưa từng nghĩ về điều đó trước đây, nhưng tôi sẽ nói rằng..)
I can’t say for sure, but.. (Tôi không chắc, nhưng..)
Những điều này chỉ có nghĩa khi bạn bắt đầu trả lời câu hỏi. Hãy học thêm những cụm từ hữu ích khác và nghĩ xem bạn có thể sử dụng chúng khi nào và như thế nào trong bài thi IELTS Speaking.
Với sáu bí quyết vừa được chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ giúp bạn phần nào trong việc cải thiện điểm số IELTS Speaking của mình. Hiện nay, với sự phát triển công nghệ kỹ thuật, bài thi IELTS còn được tổ chức trên máy tính để tạo cơ hội cho nhiều thí sinh tham gia và để tìm hiểu về bài thi IELTS trên máy tính, các bạn có thể truy cập tại đây để biết thêm thông tin.
Theo British Council