Như các bạn đã biết, A-level hay GCE Advanced level là một chứng chỉ bậc cao được cấp cho những học sinh hoàn thành chương trình trung học phổ thông bởi Cơ quan giáo dục Anh quốc. Và đương nhiên, A-level là cấp độ cao hơn nên nó khó hơn IGCSE rất nhiều. Vậy tại sao A-level lại khó đến vậy?
Để có thể giải thích được câu hỏi này, trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua kim tự tháp Bloom – một hệ thống phân loại kỹ năng nhận thức (cognitive skills) của người học. Đây cũng là hệ thống giúp giáo viên xây dựng nội dung bài giảng hiệu quả.
Kim tự tháp Bloom
Cấp độ 1: Ghi nhớ (Remembering) – tại mức độ này thì người học chỉ cần ghi nhớ thông tin.
Cấp độ 2: Hiểu (Understanding) – tại mức độ này, người học phải hiểu được các khái niệm.
Cấp độ 3: Áp dụng (Application) – Học sinh cần áp dụng kiến thức của mình vào tình huống thực tế
Cấp độ 4: Phân tích (Analyzing) – Học sinh có khả năng phân tích và hiểu được ý nghĩa thật sự của các khác niệm.
Cấp độ 5: Đánh giá (Evaluating) – Người học có thể đưa ra ý kiến và đánh giá riêng của bản thân về một vấn đề nào đó
Cấp độ 6: Sáng tạo (Creativity) – Người học có thể dùng kiến thức để tự sáng tạo ra tác phẩm như bài luận, luận văn tiến sĩ,..
A-levels: Nội dung chuyên sâu, tư duy độc lập, xử lý và đánh giá các nguồn thông tin khác nhau, đưa ra đánh giá – đề xuất và quyết định cũng như giải thích hợp lý, hiểu được ẩn ý và thể hiện các nội dung đó một cách logic và rõ ràng,…
Trong khi đó, IGCSE thì sẽ đơn giản hơn: Nội dung chủ đề, áp dụng kiến thức và hiểu biết vào các tình huống mới cũng như tình huống quen thuộc.
Như vậy, muốn đạt được điểm cao trong các bài thi A-level, học sinh phải dành rất nhiều thời gian để có thể tăng cường kỹ năng nằm trên thang bậc cao (cấp độ 4, 5 và 6). Điều này giải thích tại sao hầu hết các bạn đều thấy A-level rất khó so với IGCSE. Nếu học A-level mà kỹ năng chỉ dừng ở mức độ đọc hiểu và ghi nhớ thông tin đơn thuần thì gần như bạn chỉ có thể đủ điểm qua môn mà thôi. Kỹ năng thuần thục tại mức độ 4,5,6 sẽ cho bạn điểm số rơi vào khoảng từ B đến A*.